Phòng kinh tế và Hạ tầng huyện Đông Giang

Ớt ARiêu

Thứ hai - 02/10/2017 14:37
Từ lâu, Sản phẩm ớt ARiêu Đông Giang,, Quảng Nam được nhiều người trong và ngoài tỉnh biết đến bởi những mùi vị rất riêng của núi rừng. Nắm bắt được nhu cầu người tiêu dùng, ngày 06/5/2014 huyện Đông Giang đã ban hành Quyết định số 741 về phát triển cây ớt hàng hóa trên địa bàn xã Mà Cooih giai đoạn 2014- 2016. Theo đó, từ năm 2014 đến nay ớt ARiêu Đông Giang được gắn “đôi chân” qua 05 lần tham g
Ớt ARiêu

Thoát nghèo từ ớt

Cũng như nhiều hộ gia đình ở xã Mà Cooih huyện Đông Giang, gia đình anh A Lăng Krang thôn A Sờ xã Mà Cooih thoát nghèo nhờ ớt ARiêu Đông Giang. Trước đây, thu nhập của gia đình A Lăng Krang phụ thuộc vào mấy sào sắn, bắp. “Cuộc sống thiếu trước, hụt sau, bởi thu nhập hằng tháng chưa đến 300 nghìn đồng. Nhưng từ khi trồng ớt, gia đình anh thu nhập mỗi tháng từ 3 đến 4 triệu đồng, gia đình anh sắm được ti vi, tủ lạnh”- anh Krang phấn khởi.

 

a8 2015 011


Còn gia đình chị A Lăng Thị Cờ Rớt thôn A Bông xã Mà Cooih, tuy chưa là thành viên tổ hợp tác sản xuất ớt A Riêu Đông Giang, nhưng thấy các gia đình trong tổ hợp tác có thu nhập từ cây ớt, nên gia đình chị mua giống tự ươm và trồng thử nghiệm 200 cây ớt, chị cho biết ớt A Riêu Đông Giang khó trồng hơn ở đồng bằng, ớt hay bị bệnh mò, nên gia đình chị xử lý theo phương pháp thủ công, rửa lá, không lạm dụng thuốc trừ sâu, chỉ bỏ phân chuồng và phân NPK nên rất an toàn. Bước đầu cây ớt cho gia đình chị thu nhập từ 1,8 triệu đồng đến 2,5 triệu đồng/tháng. Gia đình chị Cờ Rớt mong muốn được gia nhập thành viên tổ hợp tác sản xuất ớt A Riêu Đông Giang để ớt có đầu ra ổn định, yên tâm sản xuất.   

Ông Trần Quốc Trí, tổ trưởng tổ hợp tác sản xuất ớt ARiêu Đông Giang, cho biết: Bước đầu tổ hợp tác được thành lập có 14 thành viên, trồng gần 2000 cây ớt. Mỗi vụ thu hoạch ớt, mỗi gia đình trong câu lạc bộ thu lãi ít nhất 40 triệu đồng, có hộ lên 60 triệu đồng. Từ khi các thành viên tổ hợp tác chuyển đổi một số diện tích trồng các loại cây kém hiệu quả sang trồng ớt, thì đời sống người dân cải thiện đáng kể, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo.

Hướng đến thương hiệu

Cũng theo lời kể của ông Trần Quốc Trí, được biết trước đây ớt mọc hoang trên đồi núi, nở rộ sau những trận mưa nguồn, chỉ sinh sản phát tán thông qua những loài chim ăn hạt (chủ yếu là chim chào mào). Qua những lần đi rẫy, bà con hái về ăn, thấy mùi ớt thơm, ngon, bà con tìm giống về trồng, về bán theo kiểu nhỏ, lẻ. Thấy ớt có thu nhập, bản thân ông đã mạnh dạn đề xuất với Phòng Kinh tế hạ tầng huyện thành lập tổ hợp tác sản xuất ớt và được hỗ trợ vốn, phân bón cho gieo ươm giống.

So với những loài ớt truyền thống khác, ớt ARiêu có những ưu thế vượt trội: hương vị rất riêng thơm mùi thảo mộc, độ cay nồng vừa phải rất quyến rũ, quả nhỏ không đã thèm cho một lần cắn khiến người ta muốn cắn đến quả thứ hai. Song giá trị còn nằm ở chỗ: ớt Ariêu vượt qua sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Ớt con mọc lên từ những hạt do chim phát tán, trải qua những cơn nắng cháy da trên những đồi đất đỏ pha đá vôi, đâm chồi sau những cơn mưa chiều. Chỉ có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu vùng A Sờ (giáp huyện Nam Giang) ớt mới cho mùi thơm độc và quả nhỏ li ti rất tinh khiết. Nếu cho ớt này một sự trù phú như những vùng phù sa thì sẽ mất đi giá trị vốn có của nó.

Ông Nguyễn Thanh Tân- Chủ tịch UBND xã Mà Cooih cho biết: Bước đầu khi người dân trên địa bàn xã Mà Cooih trồng loại ớt này, vì chưa có kinh nghiệm nên ớt ít ra quả, một số ớt bị ốc sên, dế cắn chết. Trước tình trạng đó, UBND xã Mà Cooih tổ chức họp dân thống nhất chọn những người có kinh nghiệm trong tổ hợp tác sản xuất ớt gieo ươm cây giống, khi cây con đạt độ cao từ 10-15 cm và được cán bộ kỹ thuật xác nhận đủ tiêu chuẩn thì cung cấp cho các hộ trong tổ tiến hành đem trồng. Hiện nay, ngành Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam đã hỗ trợ vốn xây dựng thương hiệu ớt A Riêu Đông Giang với diện tích trồng ớt hiện có hơn 6ha, chủ yếu ở các thôn A Bông, A Sờ, Azal xã Mà Cooih.

Mới đây, tổ hợp tác sản xuất ớt ARiêu Đông Giang đã phối hợp với ngành hữu quan của huyện tổ chức tập huấn, phổ biến, tuyên truyền về kỹ thuật trồng ớt cho bà con trong xã, cùng với những chế độ ưu đãi như hỗ trợ phân bón, kỹ thuật, kêu gọi bà con vào tổ hợp tác, tham gia trồng ớt có hiệu quả để mang sản phẩm đến thị trường nhanh hơn. Theo đó, đã thu hút được trên 60 hộ tham gia tập huấn và gia nhập tổ hợp tác.

Theo ông Nguyễn Tấn Tuân, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Đông Giang: Mô hình ớt ARiêu Đông Giang ở xã Mà Cooih đã đem lại hiệu quả rõ ràng, thu nhập cao hơn các loại cây trồng khác. Hiện Huyện Đông Giang đang lập thủ tục đăng ký thương hiệu sản phẩm ớt ARiêu Đông Giang với giá bán 50.000 đồng/1thẩu nhỏ. Địa chỉ sản xuất: thôn A Sờ xã Mà Cooih, huyện Đông Giang gửi Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam để đăng ký nhãn hiệu độc quyền.

 

Tác giả bài viết: Ngọc Vy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Giới thiệu về Đông Giang

Theo Lịch sử Việt Nam, thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc được tính từ năm 179 TCN khi Triệu Đà đánh chiếm nước Âu Lạc và sát nhập vào nước Nam Việt đến năm 905, Khúc Thừa Dụ dành quyền tự chủ, mở đầu thời kỳ độc lập tự chủ cho dân tộc.         Qua quá trình lịch sử, đất...

Thăm dò ý kiến

Website của Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Đông Giang?

Tin xem nhiều
Văn Bản Mới

3577 /QĐ-UBND

Quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo lao động cho chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020

Lượt xem:2090 | lượt tải:461

17 /2015/QĐ-UBND

Ban hành Quy chế bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Quảng Nam

Lượt xem:1556 | lượt tải:387

39 /2014/QĐ-UBND

Ban hành Quy chế quản lý kinh phí khuyến công, quy định mức ngân sách hỗ trợ và nhiệm vụ chi ngân sách địa phương cho hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Lượt xem:1600 | lượt tải:409

38 /2014/QĐ-UBND

Quy định danh mục nghề và định mức kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Lượt xem:2066 | lượt tải:532

26/2014/TTLT-BTC-BCT

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Lượt xem:1295 | lượt tải:358
BN_PAHI
banner PHAI
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây