Phòng kinh tế và Hạ tầng huyện Đông Giang

Giới thiệu về Đông Giang

Địa lý - Lịch sử huyện Đông Giang

Theo Lịch sử Việt Nam, thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc được tính từ năm 179 TCN khi Triệu Đà đánh chiếm nước Âu Lạc và sát nhập vào nước Nam Việt đến năm 905, Khúc Thừa Dụ dành quyền tự chủ, mở đầu thời kỳ độc lập tự chủ cho dân tộc.
 
      Qua quá trình lịch sử, đất nước ta nhiều lần đổi tên, sắp xếp, chia lại các quận huyện... gắn với việc mở rộng lãnh thổ.
 
      Năm 111 TCN, nhà Tây Hán cử Vệ úy Lộ Bác Đức đánh nhà Triệu lấy nước Nam Việt của Triệu Đà đặt thành 9 quận. Đất Âu Lạc bị chia làm 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật  Nam . Quận Nhật Nam kéo dài từ Hoành Sơn đến Quảng Nam , (Có nhà nghiên cứu cho rằng quận Nhật  Nam  kéo dài đến đèo Cả Phú Yên). Như vậy, địa giới huyện Đông Giang ngày nay thuộc quận Nhật  Nam  .
 
      Năm 192, Khu Liên lãnh đạo nhân dân vùng phía nam khởi nghĩa thành lập nhà nước Lâm Ấp sau này là Chăm Pa. Năm 605, Nhà Tùy bình Lâm Ấp, đặt làm Nông Châu rồi đổi thành quận Hải Âm, thống trị 4 huyện: Tân Dung (tức Lư Dung cũ), Chân Long, Đa Nông và An Lạc. Đến cuối đời Tùy, Lâm Ấp lấy lại đất này.
 
      Theo sách sử Trung Quốc, năm 248, nước Lâm Ấp tràn đến Thọ Linh (Quảng Bình). Như vậy, thời gian này, huyện Tượng Lâm thuộc nhà nước Lâm Ấp.
 
      Năm 1069, Lý Thánh Tông tự làm tướng đánh Chiêm Thành bắt vua Chiêm là Chế Củ. Vua Chiêm dâng ban châu: Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh để được tự do. Năm 1075, nhà Lý đổi Địa Lý thành Lâm Bình và Ma Linh thành Minh Linh.
 
      Tháng 6 (AL) năm 1306, vua Chiêm Thành là Chế Mân dâng 2 châu: Ô và Lý (Rí) làm sính lễ để cưới công chúa Huyền Trân sau một liên minh quân sự chống Mông- Nguyên xâm lăng. Tháng giêng năm 1037, nhà Trần đổi châu Ô thành châu Thuận và châu Lý thành châu Hóa. (có nghĩa là thuận theo sự giáo hóa của nhà Trần). Lập huyện Điện Bàn miền núi lệ thuộc phủ Triệu Phong, Châu Hóa. Căn cứ địa giới ngày nay, địa giới Đông Giang thuộc huyện Điện Bàn miền núi, phủ Triệu Phong, Châu Hóa.
 
      Sau khi chiếm ngôi nhà Trần (tháng 2 năm 1400), Hồ Hán Thương sai tướng Đỗ Mãn đem quân đánh Chiêm Thành, vua Chiêm là Ba Đích Lại hoảng sợ xin dâng đất Chiêm Động để cầu sự bình an. Hồ Quý Ly ép dâng thêm đất Cổ Lũy, và đem hai vùng đất này chia làm 4 châu: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa. Châu Thăng gồm 3 huyện: Lê Giang, Đô Hòa và An Bị ; Châu Hoa gồm 3 huyện: Vạn An, Cụ Hy và Lễ Đễ; Châu Tư gồm 2 huyện: Trì Bình và Bạch Ô; Châu Nghĩa gồm 3 huyện: Nghĩa Thuần, Nga Bôi và Khê Cẩm. Đặt Thăng Hoa Lộ an phủ sứ thống lãnh cả 4 Châu.  Thời Hồ, đất Quảng  Nam  là Châu Thăng và Châu Hoa nhưng địa giới huyện Đông Giang vẫn thuộc huyện Điện Bàn, Phủ Triệu Phong, Châu Hóa. Theo nghiên cứu của giáo sư Đào Duy Anh, vào cuối thời Trần đầu thời Hồ, cả nước chia làm 24 phủ, lộ, trấn.
 
      Tháng 6 năm 1407, quân Minh xâm lược nước ta, đổi Đại Việt thành Giao Chỉ, chia làm 17 phủ, 5 châu. Địa giới huyện Đông Giang vẫn thuộc phủ Thuận Hóa.
 
      Năm 1428, khi giành lại độc lập, Lê Thái Tổ liệt Hóa Châu vào hàng trọng trấn, đặt chức Lộ Tổng án tri phủ để cai trị. Tháng 3 năm 1469, định bản đồ trong nước (bản đồ Hồng Đức). Chia cả nước thành 12 thừa tuyên: Sơn Nam, Kinh Bắc, Sơn Tây, Hải Dương, Yên Bang, Ninh Sóc, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa, ? gồm 49 phủ, 163 huyện, 50 châu.
 
      Năm 1470, Chiêm Thành đem quân cướp phá Hóa Châu. Năm 1471, Lê Thánh Tông chinh phạt Chiêm Thành, vây thành Trà Bàn (Bình Định), lấy đất Đại Chiêm và Cổ Lũy. Tháng 6 năm Hồng Đức thứ 2 (1472), Lê Thánh Tông lập đạo thừa tuyên Quảng Nam, là từa tuyên thứ 13 của cả nước gồm 3 phủ và 9 huyện: phủ Thăng Hoa gồm 3 huyện: Lê Giang, Hy Giang và Hà Đông; phủ Tư Nghĩa gồm 3 huyện: Nghĩa Sơn, Mộ Hoa và Bình Sơn; phủ Hoài Nhơn gồm 3 huyện: Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn. Tuy vậy, vùng đất bắc sông Thu Bồn vẫn thuộc huyện Điện Bàn phủ Triệu Phong, thừa tuyên Thuận Hóa. Tháng 4 năm 1490, đổi thừa tuyên bằng xứ. Theo Việt sử Thông giám cương mục, cả nước có 13 xứ, 52 phủ, 178 huyện, 50 châu, 20 hương, 36 phường, 6851 xã, 322 thôn, 637 trang, 40 sách, 40 động, 30 nguyên, 30 trường.
 
      Năm 1501, Lê Tương Dực đổi đạo thừa tuyên Quảng Nam thành trấn Quảng  Nam  . Trong thời gian dài đất nước ta bị chia cắt, nhà Mạc (1527- 1593), nhà Lê Trung Hưng (1533- 1789), Chúa Trịnh (1545- 1786), Chúa Nguyễn (1558- 1777). Vùng đất Quảng  Nam  thuộc quyền cai quản của các chúa Nguyễn. Năm 1602, Chúa Nguyễn Hoàng đổi trấn Quảng Nam thành dinh Quảng Nam (doanh Quảng Nam) là một trong 13 dinh trấn của cả nước, đứng đầu là Trấn Thủ, Cai Bộ và ký Lục. Quảng Nam dinh gồm 3 phủ Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn như cũ. Năm 1065, Chúa Nguyễn thăng huyện Điện Bàn, phủ Triệu Phong, dinh Thuận Hóa thành phủ và cho nhập vào Quảng Nam dinh. Như vậy, từ đây địa giới Đông Giang thuộc phủ Điện Bàn, Quảng  Nam  dinh.
 
      Đông Giang là vùng đất sinh sống lâu đời của người Cơtu nhưng chính quyền phong kiến trước đó không vươn đến được để cai quản các vùng núi non trùng điệp này mà đồng bào sống độc lập trong cộng đồng vững chắc là làng.
 
      Năm 1777, phong trào khởi nghĩa Tây Sơn đánh bại chính quyền của Chúa Nguyễn, Quảng Nam thuộc quyền cai quản của Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ sau là Hoàng đế Quang Trung.
 
      Năm 1801, Nguyễn Ánh tái chiếm và lấy 2 phủ Thăng Hoa và Điện Bàn đặt làm dinh Quảng  Nam  . Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh bại các thế lực cát cứ, lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Gia Long, mở đầu Vương triều Nguyễn. Năm 1806, đổi làm dinh trực lệ Quảng Nam lệ thuộc vào Kinh Sư (Huế), gồm 5 huyện: Tân Phước, An Nông, Hòa Vang, Diên Khánh và Phú Châu. Năm 1822, bỏ dinh trực lệ đổi thành trấn Quảng  Nam  , đặt các chức Trấn Thủ, Hiệp Trấn và Tham Hiệp.
 
      Tháng 10 năm Nhâm thìn (1832), Minh Mạng chia đặt từ Quảng Nam trở vào Nam thành 12 tỉnh, cả nước có 30 tỉnh và 01 phủ. Tỉnh Quảng  Nam  kiêm hạt cả tỉnh Quảng Ngãi, đặt chức Tuần vũ Nam Ngãi và hai ty Bố Chánh- Án Sát để cai quản. Năm 1836, đặt thêm phủ Quế Sơn thuộc phủ Thăng Hoa. Năm 1841, đổi phủ Thăng Hoa thành Thăng Bình.
 
      Năm 1858, Pháp tấn công xâm lược Việt  Nam . Sau 25 năm thực hiện chiến tranh xâm lược, với Hiệp ước Hácmăng (ngày 25 tháng 8 năm quý mùi- 1883). Thực dân Pháp chia nước ta thành 3 kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ. Quảng Nam thuộc Trung Kỳ (An Nam), thuộc quyền cai quản của Triều đình Huế. Cấp dưới Kỳ là Phủ, Huyện, Đạo, Châu.
 
      Năm Thành Thái thứ 11 (tức năm 1899), huyện Đại Lộc được thành lập thuộc phủ Điện Bàn, bao gồm phần đất Đại Lộc ngày nay và vùng núi trùng điệp phía Tây Bắc. Đông Giang là phần đất của huyện Đại Lộc. Năm 1915, tỉnh Quảng Nam gồm 3 phủ (Điện Bàn, Thăng Bình, Tam Kỳ); 4 huyện (Duy Xuyên, Đại Lộc, Hòa Vang, Quế Sơn), gồm 45 tổng, 1.051 xã, với 909.000 dân. Cho đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, Quảng  Nam  là một trong 18 tỉnh của Trung Kỳ.
 
      Cách mạng tháng Tám thành công, ta từng bước xác lập chính quyền trong cả nước. Dưới cấp tỉnh và huyện, ta từng bước xác lập chính quyền cấp thôn, xã. Ở những nơi chưa xác lập chính quyền thôn, ta cử các đoàn cán bộ đến vận động lập chính quyền thôn, liên kết các thôn thành lập chính quyền xã, đưa người dân thực sự nắm chính quyền.
 
      Hiến pháp năm 1946 quy định: dưới cấp trung ương gọi là tỉnh, dưới tỉnh gọi là huyện, dưới huyện gọi là xã. Địa giới Đông Giang chưa có cấp hành chính độc lập mà khi đó còn là vùng đất thuộc huyện Đại Lộc. Ngày 25 tháng 3 năm 1948, cả nước xóa bỏ hoàn toàn cấp châu, phủ.
 
      Từ giữa năm 1946 trở về trước miền tây Hòa Vang chưa trở thành đơn vị hành chính độc lập. Năm 1948, vùng đất phía tây Hòa Vang của Đà Nẵng vẫn thuộc huyện Hòa Vang. Tháng 6 năm 1948, Ban Cán sự miền tây Hòa Vang thành lập xã Hòa Nam gồm các thôn: Đhami (Phú Bảo), Ôrây, Rơđóng (Phú Túc), Cabhruc (Phú Hưới), Đhơnông (Tổng Cói), Bhavang (Ban Mai), Garong (Phú Son), Bhgơng (Phú Ngón), Chođang (Phú Cheng), Xuông... do đồng chí Cónh Biên làm Chủ tịch. Cuối năm 1948, xã Hòa Bắc cũng được thành lập gồm các thôn: Dàn Bí, Crnon Abung (Lồ ô), Nước Đổ, Bhuôr (Nà Hoa), Khe Sô, Hố Rốp...do đồng chí Lê Kiểu làm Chủ tịch.
 
      Trước yêu cầu của cuộc kháng chiến, đội ngũ cán bộ vùng Hiên được tăng cường đảm bảo yêu cầu lãnh đạo phong trào cách mạng ở địa phương vùng núi. Sau thời gian hoàn thiện thành lập chính quyền thôn, xã, tháng 10 năm 1950, huyện Hiên được thành lập gồm các xã: Hiên Đườm (Cramko), Bhacoong, Đhơrghêi, Avương, Anông, Coong Cơighier, Axur, Ach, Mà Cooih, Rơngún, Arầng, Tr’hy...
 
      Ngày 1 tháng 9 năm 1952, Nghị định 129- TTg sát nhập thành phố Đà Nẵng vào tỉnh Quảng Nam gọi là tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng. Thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, miền tây Hòa Vang tách khỏi huyện Hòa Vang đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Cán sự miền tây Hòa Vang.
 
      Trước năm 1954, xã Sông Kôn gọi là Ta Ngây gồm 7 thôn với hơn 300 nhân khẩu. Sau năm 1954, sát nhập thêm thôn Kèn, thôn Ngật, thôn Pahoó của xã Bhacoong cũ gọi là Ta-rôi cho đến năm 1973.
 
      Tháng 7 năm 1955, theo yêu cầu xây dựng vùng bàn đạp để chỉ đạo phong trào cách mạng thành phố Đà Nẵng và các huyện Hòa Vang, Điện Bàn, Đại Lộc. Tỉnh ủy quyết định tách hai xã Hòa Nam và Hòa Bắc để thành lập khu căn cứ mật danh B1 với 5 xã nhỏ: Ta Rong, Tah, Ca Măng, Ga Dong, A Dắ.
 
      Năm 1960, theo chủ trương của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh họp tại làng Aduân tháng 1 năm 1960, các huyện Hiên, Giằng, Hải Nam, miền tây Hòa Vang hợp nhất thành huyện Thống Nhất.
 
      Ngày 31 tháng 7 năm 1962, theo Sắc lệnh 162- NV VNCH, Chính quyền Sài Gòn thành lập tỉnh Quảng Tín. Bỏ cấp phủ, huyện, tổng chia ra thành quận, làng gọi chung là xã. Như vậy, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vùng đất Quảng Nam và Đà Nẵng ngày nay, ta gọi chung là tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng (hay là Quảng Đà, tên gọi Quảng Đà là tên gọi hành chính của một tỉnh (có thời gọi là đặc khu Quảng Đà) do chính quyền cách mạng đặt chứ không phải tên viết tắt của Quảng Nam và Đà Nẵng), còn phía Ngụy gọi là Quảng Nam và Quảng Tín.
 
      Theo tình hình mới của cuộc kháng chiến, tháng 3 năm 1963, Tỉnh ủy Quảng Đà quyết định giải thể huyện Thống Nhất thành lập ba huyện nhỏ, trong đó Tây Giang, Đông Giang gồm cả huyện Hiên cũ, vùng Tr’hy và miền tây Hòa Vang. Theo đó Đông Giang có 11 xã gồm: Đhrêi, Hiên Đườm, Cà Dăng, Tà Lu, Mà Cooih, Za Hung, Adắ (xã Một), Tah (xã Hai), Ga Doong (xã Ba), Ca Mang (xã Tư) và Ta Rang (xã Năm).
 
      Trước năm 1975, Quảng Đà có địa giới từ sông Bà Rén đến nam đèo Hải Vân gồm các huyện Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc, Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang, Hội An và Đà Nẵng ngày nay.
 
      Năm 1973, xã Ta- rôi đổi tên là xã Sông Kôn và địa danh này tồn tại cho đến ngày nay.
 
      Để chuẩn bị cho cuộc tiến công và nổi dậy dành chính quyền, ngày 17 tháng 11 năm 1974, Tỉnh ủy Quảng Đà ra Quyết nghị số 15- NQ/TV hợp nhất huyện Đông Giang và Tây Giang thành huyện ĐÔNG TÂY GIANG. Hội nghị hợp nhất diễn ra ở xã Mà Cooih bên dòng sông AVương.
 
      Ngày 25 tháng 7 năm 1978, Quyết định số 131- BT  của Bộ trưởng, Phó Thủ tướng v/v phân vạch địa giới hành chính một số xã thuộc Quảng Nam- Đà Nẵng. Theo đó chia xã Sông Kôn huyện Hiên thành 02 xã mới lấy tên là xã Sông Kôn và xã ATing. Hai xã cách nhau bởi con sông nhỏ nối tiếp nhau từ bắc xuống nam. Sông Kôn từ bắc xuống xóm Cô Lo thì nối tiếp xuống sông Voi chảy xuống phía nam.
 
      Ngày 28 tháng 9 năm 1994, Chính phủ ra Nghị định số 102- CP điều chỉnh địa hành chính xã, thị trấn ở Tam Kỳ, Quế Sơn, Duy Xuyên, Núi Thành Đại Lộc, Hiên. Theo đó, xã Tà Lu được chia thành 03 đơn vị hành chính: Thị trấn P'rao (huyện lỵ) có diện tích tự nhiên là 2480 ha gồm 2810 nhân khẩu. Xã Zà Hung có diện tích tự nhiên là 5940 ha gồm 644 nhân khẩu. Xã Tà Lu có diện tích tự nhiên là 5940 ha gồm 587 nhân khẩu.
 
      Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chia tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương.
 
      Năm 1998, huyện Hiên gồm 17 xã: Ch’âm; Axan; Tr’hy; Lăng; ATiêng; Dang; BhaaLêê; Avương; Arooi; Mà Cooih; Zà Hung; Tà Lu; Cà Dăng; Sông Kôn; ATing; Ba; Tư và thị trấn P’rao.
 
      Ngày 20 tháng 6 năm 2003, Chính phủ có Nghị định số: 72/2003/NĐ- CP chia huyện Hiên thành hai huyện Đông Giang và Tây Giang như ngày nay. Ngày 06 tháng 8 năm 2003, UBND tỉnh Quảng  Nam  tổ chức lễ công bố Nghị định trên. Theo đó huyện Đông Giang gồm 10 xã: Cà Dăng, Tư, Ba, Sông Kôn, Jơ Ngây, ATing, Tà Lu, Mà Cooih, Zà Hung, ARooi và Thị trấn Prao.
                                                                                                                                                                                Nguyễn Quốc Vương
 
Tổng quan về Đông Giang

        Đông Giang là huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam nằm cách trung tâm tỉnh lỵ Quảng Nam 145 km về phía tây bắc. Trung tâm huyện đặc tại thị trấn Prao trục đường Hồ Chí Minh.
 
        Huyện có 10 xã và 1 thị trấn, phần lớn các trung tâm hành chính xã ở bên trục đường Hồ Chí Minh và ĐT 604. Dân số
25.115 người. Trong đó cơtu 16.957 người, chiếm 73,23%, kinh 6.200 người chiếm 26,77%.
 
        Đông Giang có diện tích tự nhiên 81263.23 ha. Trong đó đất nông ngiệp 7045688 ha, đất phi nông nghiệp 2732 ha. Đất chưa sử dụng 8074.34 ha. Đất chủ yếu là đất đỏ vàng.
 
        Đông Giang có nhiều tài nguyên phong phú, đa dạng về khoáng sản, về rừng, về đất, về động thực vật quý, nhiều cảnh quang thiên nhiên đẹp, khí hậu mát mẻ.
 
        Ranh giới được xác định: Đông giáp với huyện Hoà Vang Thành phố Đà Nẵng, Tây giáp huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam, Bắc giáp với tỉnh thừa thiên Huế, Nam giáp với huyện Nam Giang và huyện Đại Lộc Quảng Nam.
   
        Đông Giang có hệ thống sông lớn: sông Vàng, sông A Vương, sông Kôn, sông Bung và các hệ thống
0 khe, suối chằng chịt, hầu hết ở các xã, thôn của huyện.
Thăm dò ý kiến

Website của Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Đông Giang?

Tin xem nhiều
Văn Bản Mới

3577 /QĐ-UBND

Quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo lao động cho chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020

Lượt xem:2090 | lượt tải:461

17 /2015/QĐ-UBND

Ban hành Quy chế bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Quảng Nam

Lượt xem:1556 | lượt tải:387

39 /2014/QĐ-UBND

Ban hành Quy chế quản lý kinh phí khuyến công, quy định mức ngân sách hỗ trợ và nhiệm vụ chi ngân sách địa phương cho hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Lượt xem:1601 | lượt tải:409

38 /2014/QĐ-UBND

Quy định danh mục nghề và định mức kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Lượt xem:2066 | lượt tải:532

26/2014/TTLT-BTC-BCT

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Lượt xem:1295 | lượt tải:358
BN_PAHI
banner PHAI
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây