Tại huyện Đông Giang có trên 350 ha chuối được trồng tập trung nhiều nhất ở các xã: Sông Kôn, Jơ Ngây, A Rooih, Mà Cooih và Kà Dăng và Za Hung.
Chuối Đông Giang có buồng to, nhiều quả, khi chín có màu vàng đỏ, có mùi thơm, vị ngọt đặc trưng được người tiêu dùng ưa thích.
Tuy nhiên, so với tiềm năng đất đai hiện có thì diện tích chuối trên địa huyện Đông Giang còn kiêm tốn, phần lớn người dân trồng chuối theo tập quán truyền thống: trồng rải rác, nhỏ lẽ, chưa đầu tư mở rộng diện tích trồng chuối theo quy mô lớn.
Cây chuối được huyện Đông Giang xác định là cây chủ lực thích nghi, phù hợp với địa hình miền núi, phát triển trồng cây chuối và giải quyết đầu ra sản phẩm chuối một cách ổn định, bền vững là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn trên, năm 2012 huyện Đông Giang xây dựng Đề án phát triển cây chuối hàng hóa giai đoạn 2012-2015 với tổng nguồn vốn đầu tư 16.077,0 triệu đồng.
Theo Đề án phát triển trồng cây chuối đến năm 2015 trên địa bàn huyện trồng 700 ha, trong đó diện tích trồng mới 350 ha, cải tạo diện tích trồng củ 350 ha. Năng suất đạt 25-30 tấn/ha, giá trị chuối bình quân đạt 45 triệu đồng/ha.
Hiện nay ngành nông nghiệp huyện đang triển khai kế hoạch phát triển trồng chuối đến các hộ gia đình và cá nhân tại 95 thôn trên 11 xã, thị trấn và hướng dẫn người dân mở rộng diện tích trồng chuối.
Nguồn tin: donggiang.quangnam.gov.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Theo Lịch sử Việt Nam, thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc được tính từ năm 179 TCN khi Triệu Đà đánh chiếm nước Âu Lạc và sát nhập vào nước Nam Việt đến năm 905, Khúc Thừa Dụ dành quyền tự chủ, mở đầu thời kỳ độc lập tự chủ cho dân tộc. Qua quá trình lịch sử, đất...