Phòng kinh tế và Hạ tầng huyện Đông Giang

http://sanphamdonggiang.vn


Chè Quyết Thắng

Chuyển từ mô hình nông trường quốc doanh sang công ty với muôn vàn khó khăn, Nông trường Quyết Thắng (nay là Công ty TNHH MTV Nông lâm nghiệp Quyết Thắng) còn gặp không ít bấp bênh trước những biến động của nhân lực và thị trường. Trước nhiều thử thách, bài toán duy trì hoạt động của nông trường và bảo tồn thương hiệu chè Quyết Thắng không hề đơn giản.
Chè Quyết Thắng

Chuyển từ mô hình nông trường quốc doanh sang công ty với muôn vàn khó khăn, Nông trường Quyết Thắng (nay là Công ty TNHH MTV Nông lâm nghiệp Quyết Thắng) còn gặp không ít bấp bênh trước những biến động của nhân lực và thị trường. Trước nhiều thử thách, bài toán duy trì hoạt động của nông trường và bảo tồn thương hiệu chè Quyết Thắng không hề đơn giản.

Thử thách

Những năm 80 của thế kỷ trước, “Nông trường Quyết Thắng” trở thành tên gọi chung cho cả một vùng thung lũng Trung Mang rộng lớn ở xã Ba, huyện Đông Giang. Hồi đó, hàng ngàn lao động từ dưới xuôi háo hức lên vùng cao làm công nhân nông trường, hàng ngàn héc ta đất đồi núi hoang vu được khai phá, bạt ngàn những đồi dứa mọc lên. Rồi mô hình trồng dứa không mang lại hiệu quả, cây chè được đưa về thử nghiệm và chứng tỏ được sức sống, các đồi dứa được thay bằng những luống chè xanh ngắt triền dốc, triền đồi. Qua những năm đầu bước vào kinh tế thị trường đánh dấu sự phát triển vượt bậc của nông trường chè, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lượt công nhân tại địa phương…

t742839 (1)

Nhưng rồi cơn lốc khai thác vàng sa khoáng, phá rừng lấy gỗ với lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với đồng lương cuốn theo phần lớn nhân công của nông trường. Công nhân không mấy mặn mà với những nương chè, dần dần bỏ việc. Thiếu nhân công, thiếu người chăm sóc, diện tích chè thu hẹp dần, rồi những khó khăn chung của thị trường kinh tế khiến nông trường lao đao. Ông Đặng Ngọc Thành, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MTV Nông lâm nghiệp Quyết Thắng, nhớ lại: “Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh những năm 2000-2005 gặp không ít khó khăn. Đa số công nhân cũ của nông trường không còn gắn bó, hệ thống cơ sở vật chất xuống cấp, nhiều diện tích chè phải bỏ hoang hoặc chuyển qua khai thác chè cành (chè lá) để bán. Lãnh đạo nông trường phải đau đầu với bài toán duy trì hoạt động sản xuất, duy trì số nhân công vốn ngày càng mỏng”.

 

mat xanh doi che hiem hoi o xu quang (2)

Linh động thay đổi cơ chế quản lý, giao khoán trực tiếp đến từng công nhân, đầu tư công nghệ chế biến và đa dạng hóa các sản phẩm chè là những bước chuyển mình chiến lược được nông trường áp dụng để có thể trụ vững và bảo tồn được cây chè trước những tác động tiêu cực từ thị trường, từ khó khăn của nền kinh tế và những biến động trong đời sống xã hội ở địa phương. Dần dà, không chỉ duy trì được hoạt động, mà triển vọng về việc khôi phục thương hiệu và tính toán đến những bước tiến xa hơn được vạch ra cùng với sự nỗ lực của cán bộ, công nhân viên nông trường. “Phải đảm bảo cho người công nhân sống được với cây chè, ổn định thu nhập thì mới có thể tính đến việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển thương hiệu. Giải được bài toán nhân công, giải quyết đời sống cho công nhân là tháo được khó khăn, tạo động lực, quyết tâm để tìm cách duy trì và phát triển hoạt động của nông trường chè đến hôm nay” - ông Trần Trúc, Giám đốc công ty cho biết.

mat xanh doi che hiem hoi o xu quang (1)


“Vượt dốc”

Vượt qua những “con dốc” khó khăn, đến nay Công ty TNHH MTV Nông lâm nghiệp Quyết Thắng đã ổn định được hoạt động sản xuất, duy trì và đa dạng hóa các sản phẩm từ cây chè. Hiện tại, tổng diện tích đất sản xuất hàng năm của công ty đạt hơn 310ha, tổng doanh thu hàng năm khoảng 6 tỷ đồng, là nông trường quốc doanh duy nhất còn tồn tại từ thời kỳ bao cấp đến nay trên địa bàn tỉnh. Công ty cũng đã giải quyết việc làm cho gần 150 lao động chính và lao động hợp đồng với thu nhập bình quân từ 3 – 3,5 triệu đồng/tháng, lao động thời vụ bình quân 130.000 – 150.000 đồng/ngày công. Ngoài ra, sản phẩm chè lá (chè cành) phục vụ cho nhu cầu của người dân trong tỉnh được công ty chú trọng, đem lại nguồn thu đáng kể với sản lượng xuất bán hàng năm khoảng 800 tấn. Dù vẫn đang phải duy trì hoạt động chủ yếu bằng cách xuất bán chè thô qua sơ chế cho các cơ sở trong nước với thị trường chủ yếu ở Lâm Đồng, nhưng những năm gần đây sản phẩm chè đen, chè đặc sản phục vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cũng bắt đầu được công ty chú trọng. Từ thị trường tại chỗ, sản phẩm của nông trường cũng bắt đầu tìm được chỗ đứng ở các địa phương trong và ngoài tỉnh, với lợi thế cạnh tranh về giá cả, chất lượng. Các đơn đặt hàng đã bắt đầu ổn định, đảm bảo đầu ra cho mặt hàng chè của công ty, mở ra triển vọng mới cho hoạt động của nông trường.

mat xanh doi che hiem hoi o xu quang


 

images564786 NONG TRUONG CHE 20



Những cải tiến trong sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm chè cũng được áp dụng rộng rãi. Những giống chè mới được công ty  mạnh dạn đưa vào thử nghiệm, sử dụng máy móc để giải phóng dần sức lao động của công nhân, đầu tư cho nhà xưởng chế biến, đa dạng hóa sản phẩm, bao bì để sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. “Sống” được với cây chè đã là một hành trình gian nan, vực dậy thương hiệu, tìm lại chỗ đứng sản phẩm tiếp tục là một thách thức. Ông Trần Trúc cho biết: “Sắp tới, không chỉ dừng lại ở việc bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho công nhân như hiện tại, công ty sẽ tiếp tục có những tính toán để phát triển giống chè, nâng cao chất lượng cũng như đầu tư cho công nghệ chế biến chè. Riêng về hoạt động quảng bá thương hiệu, ngoài chuyện tích cực tìm thị trường cho sản phẩm, công ty đang tính toán đến việc kết hợp với các công ty du lịch lữ hành, đưa  du khách đến thưởng lãm vẻ đẹp của những nương chè và hương vị chè đặc sản của công ty”.

 

 

Tác giả bài viết: Phương Giang

Nguồn tin: donggiang.quangnam.gov.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây