Phòng kinh tế và Hạ tầng huyện Đông Giang

Khôi phục nghề đan lát của người Cơ Tu

Thứ hai - 02/10/2017 14:47
Đồng bào Cơ Tu sống tập trung ở 3 huyện Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang (Quảng Nam) và A Lưới (Thừa Thiên - Huế). Người Cơ Tu giỏi nghề điêu khắc gỗ, trang trí nhà Gươl, dệt thổ cẩm, đan lát... Trong những nghề truyền thống có từ lâu đời, nghề đan lát thể hiện sự cần mẫn, đôi bàn tay khéo léo và sáng tạo của người đàn ông Cơ Tu.
1 86484



Nghề đan lát vừa tạo công ăn việc làm, vừa góp phần phát triển du lịch cộng đồng làng Cơ Tu.

Trong cuộc sống lao động sản xuất, săn bắn, hái lượm, sinh hoạt hằng ngày và tổ chức lễ hội, người Cơ Tu sử dụng rất nhiều vật dụng từ nghề đan lát truyền thống của dân tộc mình. Đó là những nong, nia làm thóc; mâm ăn cơm, đựng đồ cúng; chiếu, gối để nằm và đặc biệt là rất nhiều loại gùi với mẫu mã và công dụng khác nhau. Tất cả được đan lát bởi sự nhẫn nại, khéo léo và sáng tạo của những người đàn ông Cơ Tu mang tầm nghệ nhân. Các vật dụng thường thấy trong mỗi gia đình Cơ Tu là gùi, như gùi vận chuyển lúa (zôống), gùi mang trẻ em (p’reng), gùi 3 ngăn của đàn ông (tàlét)... Các loại gùi này để trên bếp lâu ngày ám khói, đen bóng rất đẹp và bền chắc. Nguyên liệu để người Cơ Tu làm ra các sản phẩm đan lát thủ công truyền thống là mây, tre, lồ ô, dứa... lấy trong rừng và phải qua một số công đoạn sơ chế rất công phu. Thường thì thanh niên trai trẻ trong làng được giao lên rừng khai thác nguyên liệu, còn việc đan lát chủ yếu ở nhà là già làng và những người có kinh nghiệm. Sau khi nguyên liệu được lấy về, tùy từng loại sản phẩm mà họ có thể đem ngâm ở khe suối hoặc chẻ ra rồi vót thành nan, đặt trên giàn bếp để tránh khỏi bị mọt, tạo cho sản phẩm có độ bền. Già làng Clâu Nhất, thôn Pơning, xã Lăng, H. Tây Giang cho biết: “Nghề đan lát do tổ tiên ông bà truyền lại, tới ông già, bà già, rồi truyền tới mình. Từ trước tới nay, người làng Pơning đan lát riêng lẻ ở từng nhà. Sản phẩm làm ra chủ yếu tự cung cấp cho gia đình và số ít trao đổi với người trong làng”.

Kỹ thuật đan lát của người Cơ Tu rất phức tạp, tùy thuộc vào từng sản phẩm mà áp dụng nhiều kỹ thuật đan khác nhau. Gùi vận chuyển lúa được đan với nan long mốt; gùi củi thì được đan nan hình lục giác hoặc đan bằng mây với dạng hình thang cân; gùi trẻ em được đan bằng mây dày với nan long mốt, kết hợp với kỹ thuật chéo phức tạp dáng hình ống, vành miệng tròn đáy hình vuông... Tàlét và gùi đựng đồ dùng trang sức và thổ cẩm thì được đan nan long mốt kết hợp với nhiều kỹ thuật đan tinh xảo khác nhau; có độ bền rất cao, chỉ dùng làm quà biếu cho khách quý, tặng sui gia hay làm vật sính lễ.
 

2 118999


Gùi lên rẫy của người Cơ Tu được đan bằng mây rất bền.

Nghề đan lát truyền thống cũng góp phần tạo nên nét riêng của văn hóa Cơ Tu. Với sự quan tâm của tỉnh, huyện và các tổ chức phi chính phủ, nghề đan lát của người Cơ Tu được khôi phục nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Cơ Tu. Việc truyền và giữ nghề đã được nhiều làng Cơtu triển khai thực hiện hiệu quả. Đó là dấu hiệu đáng mừng. Trong khuôn khổ dự án tổ chức các hoạt động văn hóa dựa vào cộng đồng ở thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do UNESCO) hỗ trợ, H. Tây Giang tranh thủ khôi phục một số nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Cơ Tu như: dệt thổ cẩm, đan lát, dệt chiếu... Và thôn Pơning (xã Lăng) được chọn để “giữ lửa” nghề đan lát. Hơn ba tháng qua, tại nhà Gươl của thôn luôn đông vui vì đàn ông con trai tập trung truyền nghề, học nghề đan lát; phụ nữ và trẻ con trong thôn cũng đến xem. Trưởng thôn và già làng có uy tín trong cộng đồng họp bàn, cử người có sức khỏe tốt, có kinh nghiệm đi rừng để lấy nguyên liệu; việc truyền nghề giao cho các già làng có kinh nghiệm và tay nghề cao. Ông Bhling Phát, Trưởng thôn Pơning cho biết: “Chính quyền và bà con trong thôn rất vui khi dự án hỗ trợ phát triển nghề đan lát truyền thống được triển khai. Mong muốn sau này mô hình phát triển, được nhân rộng, có sản phẩm để mà trao đổi ngoài thị trường, giữa thôn này với thôn kia, giữa xã này với xã kia”.

Trước nguy cơ mai một của nghề đan lát truyền thống Cơ Tu, tỉnh Quảng Nam đã đầu tư một khoản kinh phí lớn để khôi phục lại nghề đan lát nổi tiếng của đồng bào tại các thôn Bh’hôồng (xã Sông Kôn, H. Đông Giang); thôn Voòng (xã Tr’Hy, H. Tây Giang); thôn Công Dồn (xã Zduôih, H. Nam Giang)... Con em của dân làng được học nghề và giới thiệu về mẫu đan lát, mây tre của các tỉnh bạn. Sản phẩm làm ra trở thành mặt hàng lưu niệm ưa thích của nhiều du khách. Nghề đan lát đã tạo công ăn việc làm và thu nhập cho nhiều gia đình đồng bào Cơ Tu ở vùng cao Quảng Nam.

 

Tác giả bài viết: Thạch Hà

Nguồn tin: www.baomoi.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về Đông Giang

Theo Lịch sử Việt Nam, thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc được tính từ năm 179 TCN khi Triệu Đà đánh chiếm nước Âu Lạc và sát nhập vào nước Nam Việt đến năm 905, Khúc Thừa Dụ dành quyền tự chủ, mở đầu thời kỳ độc lập tự chủ cho dân tộc.         Qua quá trình lịch sử, đất...

Thăm dò ý kiến

Website của Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Đông Giang?

Tin xem nhiều
Văn Bản Mới

3577 /QĐ-UBND

Quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo lao động cho chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020

Lượt xem:2105 | lượt tải:473

17 /2015/QĐ-UBND

Ban hành Quy chế bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Quảng Nam

Lượt xem:1568 | lượt tải:394

39 /2014/QĐ-UBND

Ban hành Quy chế quản lý kinh phí khuyến công, quy định mức ngân sách hỗ trợ và nhiệm vụ chi ngân sách địa phương cho hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Lượt xem:1623 | lượt tải:413

38 /2014/QĐ-UBND

Quy định danh mục nghề và định mức kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Lượt xem:2081 | lượt tải:541

26/2014/TTLT-BTC-BCT

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Lượt xem:1311 | lượt tải:362
BN_PAHI
banner PHAI
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây